Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Blog là gì? 12 bước cách viết blog cực đơn giản cho người mới bắt đầu.

Blog là gì? 12 bước cách viết blog cực đơn giản cho người mới bắt đầu.



Chắc hẳn từ “Blog” không còn quá xa lạ gì với bạn. Nghe đến nhàm rồi. Nhưng rốt cuộc blog là gì? và viết blog thế nào cho hiệu quả ?

Blog là gì?

Blog là một nhật kí web đã xuất hiện từ những năm 1990. Nó như một cuốn tạp chí trực tuyến cho các cá nhân. Giúp họ viết ra những suy nghĩ và câu chuyện trên trang web của riêng họ.

Viết blog là gì?

Viết blog là việc tạo và duy trì nội dung cho một blog. Những nội dung này thường ở dạng văn bản, nhưng cũng có thể bao gồm cả hình ảnh, video hoặc âm thanh.
Các bài đăng trên blog thường mang tính cá nhân hơn nhiều so với các bài viết của các nhà văn, nhà báo. Ngày nay, rất nhiều cá nhân hay tổ chức thuộc mọi tầng lớp thường chia sẻ các phân tích, chỉ dẫn, phê bình, … trên blog cá nhân của họ.
Ngoài ra, chúng ta có viết blog kiếm tiền từ những bài blog chất lượng, thu hút lượt người xem cao, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi thành tiền từ các quảng cáo trong blog. Blog còn được xem là một trong những hình thức Marketing Online quan trọng giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình một cách hiệu quả hơn.
Sau khi đọc bài viết này, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng thiết kế và viết blog mỗi ngày. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách viết blog hayviết blog ở đâu và quy trình các bước viết blog. Nó giúp bạn có những kiến thức tốt nhất để bắt đầu công việc của mình và hơn thế nữa là kiếm tiền online từ blog.
Với những gì mà tôi chia sẻ, chắc chắn bạn có thể tự viết blog một cách hiệu quả.

12 Bước viết blog hay

1) Hiểu được người dùng

Trước khi bắt đầu viết bài đăng trên blog thì bạn cần tìm hiểu rõ về các đối tượng mục tiêu mà bạn hướng tới.

Viết Blog tốt phải hiểu được người dùng muốn đọc gì

Tìm hiểu xem họ muốn biết những thông tin gì? Điều gì sẽ thu hút họ? Tìm hiểu về sở thích cũng như tính cách của họ. Từ đó bạn sẽ nghĩ ra được những đề tài vô cùng hấp dẫn phù hợp với độc giả của bạn. Chẳng hạn, độc giả của bạn là một người muốn bắt đầu kinh doanh.
Có lẽ bạn không cần phải cung cấp cho họ thông tin về việc bắt đầu nó trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hầu hết họ sẽ bỏ qua các thông tin này.Thay vào đó, bạn có thể phát triển bài viết theo hướng làm thế nào để kinh doanh online hiệu quả? Các bước để kinh doanh online, …
Cách viết blog này sẽ giúp bạn thoát khỏi những bài viết bị duplicate content (trùng nội dung). Đồng thời hạn chế những thông tin mà người dùng của bạn không hề muốn nghe.

2) Tạo domain cho blog


Tạo domain trước khi bắt đầu viết blog

Tiếp theo, bạn cần một nơi để lưu trữ mọi bài viết trên blog. Điều này đòi hỏi bạn phải có một hệ thống quản lý nội dung (CMS – Content Management System) và dịch vụ lưu trữ domain trang web.

Đăng kí CMS – Hệ thống quản lý nội dung

CMS sẽ giúp bạn tạo một domain website. Đây là nơi để bạn thực hiện công việc viết blog của mình.Các nền tảng CMS có sẵn để bạn đăng kí có thể quản lí domain hoặc subdomain. Đây là nơi bạn tạo ra một website kết nối với những website hiện có.
WordPress – không phải là một ý tưởng tồi nếu bạn muốn lưu giữ nội dung bài viết của mình. Nó sẽ tự lưu trữ trên WP Engine.
Sau khi đã tạo được một domain hay subdomain để bắt đầu viết blog . Bạn cần chọn một dịch vụ lưu trữ domain sau khi chọn CMS.

Đăng kí Domain/ Subdomain với Website Host

Domain của bạn có dạng: www.yourblog.comDomain này tùy thuộc vào bạn, miễn sao chúng chưa hề tồn tại trên internet.

Bạn đang muốn tạo một subdomain cho blog của mình?

Nếu bạn đã sở hữu một website chuyên về nấu ăn với tên www.yourcompany.com. Bạn có thể tạo một blog như blog.yourcompany.com. Nói cách khác, subdomain của blog sẽ nằm trong một phần riêng trên website chính của bạn.
Một số các nhà cung cấp CMS có cung cấp subdomain miễn phí. Điều đó có nghĩa là blog của bạn nằm trên CMS thay vì trên trang web doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: Nó có thể có dạng như “yourblog.contentmanagementsystem.com.”(chẳng hạn như: daynauan.contentmanagementsystem.com)
Tuy nhiên, để tạo một subdomain thuộc về trang web của công ty, bạn cần phải đăng ký subdomain này với máy chủ trang web.
Hầu hết các dịch vụ lưu trữ trang web tính phí rất ít để lưu trữ một root domain (domain gốc). Trên thực tế, chi phí trang web không vượt quá 3$/ tháng.Dưới đây là 5 dịch vụ lưu trữ web phổ biến bạn có thể tham khảo:
  • GoDaddy
  • HostGator
  • DreamHost
  • Bluehost
  • iPage

3) Chỉnh theme cho blog

Sau khi bạn thiết lập domain cho blog, hãy chỉnh giao diện blog. Để nó phản ánh được chủ đề nội dung mà bạn muốn hướng tới.
Một theme được thiết kế đẹp mắt sẽ thu hút người đọc hơn và tăng trải nghiệm người dùng, giúp họ ở lại trang của bạn lâu hơn và hơn thế nữa là giúp việc viết blog kiếm tiền của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều đấy.
Nếu bạn đang viết bài về sự sống và môi trường, thì màu xanh lá cây sẽ là màu sắc cần được ưu tiên trên giao diện của blog. Nếu bạn đang quản lý một website và đang viết bài post đầu tiên cho trang đó. Hãy cân nhắc về việc lựa chọn chủ đề cũng như hình thức bài post sao cho phù hợp.Hai điều bạn cần lưu ý:
  • Logo: Đây có thể là tên hoặc logo doanh nghiệp của bạn. Đó là một trong những yếu tố nhắc nhở người đọc về tác giả bài viết.
  • Trang “About” – Giới thiệu: Có thể bạn đã có một phần giới thiệu về bản thân hay doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên phần “about” trên blog là phần mở rộng thông tin. Nó bao gồm việc tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu của bạn đối với việc viết blog này.

4) Xác định chủ đề bài post đầu tiên của bạn


Xác định chủ đề bài viết blog

Trước khi viết bất cứ điều gì bạn cần chọn một chủ đề cho bài viết.Trước tiên bạn cần một chủ đề chung để bắt đầu viết. Ví dụ, nếu bạn là một thợ sửa ống nước thì bạn có thể nghĩ đến việc viết blog về các vòi nước bị rò rỉ.Sau đó, bạn có thể nghiên cứu và mở rộng chủ đề. Chia sẻ về cách khắc phục các vòi nước bị rò rỉ dựa trên các nguyên nhân khác nhau của việc rò rỉ là một ý tưởng không tồi.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chọn một bài viết “hướng dẫn” cho bài đăng đầu tiên trên blog của mình. Điều đó không có vấn đề gì.
Nếu có thể bạn hãy viết một bài blog về cách chọn những vòi nước phổ biến hiện nay. Hay viết về cách mà bạn đã sửa chữa một vòi nước trước khi nó tràn vào nhà của ai đó.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng cho chủ đề bài viết. Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật sau để biến những chủ đề cũ thành các chủ đề mới độc đáo và hấp dẫn hơn.
  • Thay đổi phạm vi chủ đề
  • Chọn đối tượng mới
  • Điều chỉnh khung thời gian (Ví dụ: update thông tin, …)
  • Chọn đối tượng khán giả mới
  • Thực hiện các cách tiếp cận mới
  • Giới thiệu các format mới
Các chủ đề blog thu hút có thể sẽ được nhiều lượt xem hơn từ thị trường và hơn thế nữa là việc viết blog kiếm tiền của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều đấy.

5) Chọn title phù hợp

Chọn tiêu đề phù hợp cho bài viết là điều vô cùng cần thiết. Nó giúp người đọc tiếp cận bài viết dễ dàng hơn. Hơn nữa nó còn giúp bạn tập trung vào chủ đề bài viết của mình.
Ví dụ: Bạn quyết định thu hẹp chủ đề của mình thành “ Công cụ sửa vòi nước rò rỉ” hoặc “Nguyên nhân phổ biến khiến vòi nước bị rò rỉ”. Một tiêu đề cụ thể sẽ hướng dẫn bạn đi đúng nội dung và chủ đề bài viết.
Tiêu đề bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể tập trung vào bài đăng trên blog của mình.

6) Viết một đoạn blog giới thiệu thật thu hút

Đoạn giới thiệu là yếu tố đầu tiên thu hút độc giả. Nếu một đoạn giới thiệu sơ sài thì chỉ đọc đoạn đầu hoặc thậm chí là những câu đầu tiên sẽ khiến người đọc ngừng đọc và thoát ra ngay.
Có nhiều kỹ thuật khác nhau để bạn có thể viết đoạn giới thiệu thu hút. Kể một câu chuyện vui, một đoạn thống kê hay một sự thật thú vị sẽ thu hút rất nhiều độc giả.
Tiếp sau đó, hãy mô tả mục đích của bài viết blog và giải thích bao quát nội dung bài post. Điều này sẽ cung cấp cho người đọc một lí do để họ tiếp tục đọc. Đồng thời nó sẽ giúp người đọc hiểu được giá trị mà bài viết có thể mang lại.

7) Sắp xếp nội dung blog rõ ràng

Đôi khi những bài viết blog chứa quá nhiều thông tin đối với cả người đọc và người viết.Bí quyết để người đọc có thể dễ dàng theo dõi bài viết của bạn là …
Sắp xếp các thông tin theo một trật tự nhất định, rõ ràng.
Có nhiều kỹ thuật khác nhau để sắp xếp các thông tin trên một bài viết. Chẳng hạn: chia phần, liệt kê danh sách, tips,… Tùy vào nội dung mà bạn có thể chọn cho mình những cách sắp xếp phù hợp.
Bạn hãy xem bài blog “Bounce rate là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản tối ưu Bounce rate bạn cần biết” của tôi. Trong blog này chứa rất nhiều nội dung. Vì vậy tôi đã chia nó thành nhiều phần khác nhau bằng cách sử dụng các tiêu đề:
  • “Bounce Rate là gì? Kiến thức cơ bản về Bounce Rate”
  • “Google Analytics tính toán Bounce Rate như thế nào?”
  • “9 Thủ thuật “Thần Thánh” tối ưu Bounce Rate cho website”

Nội dung bài viết blog kiếm tiền phải hiệu quả

Các phần này sau đó được chia thành nhiều phần nhỏ để đi vào chi tiết để người đọc dễ dàng theo dõi nội dung. Để hoàn thành bước này, tất cả những gì bạn cần làm là phác thảo bài viết.
Bằng cách đó, trước khi bắt đầu bài viết blog, bạn biết được những điểm nào cần đề cập trong bài viết cũng như sắp xếp vị trí thông tin sao cho hợp lí.

8) Viết bài và đăng trên blog của bạn

Bước tiếp theo là viết bài và đăng trên blog của bạn. Đây không phải là bước cuối cùng nhưng nó sẽ là bước quan trọng nhất.
Sau khi có phác thảo bài viết, bạn hãy sử dụng các phác thảo này như một bản hướng dẫn viết blog. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng viết và truyền đạt thông tin.Hãy viết về những gì bạn biết. Nếu cần hãy nghiên cứu và bổ sung thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích.
Bạn cũng có thể trích dẫn các nguồn thông tin để tăng thêm sự tin cậy cho độc giả. Kết hợp với nhiều nguồn thông tin bên ngoài sẽ giúp cho blog của bạn thu hút hơn.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xâu chuỗi các câu lại với nhau. Thì đừng vội lo lắng nhé! Vì đây cũng là điều mà nhiều người trong cộng đồng viết blog gặp phải.
May mắn là có nhiều công cụ với những tính năng được thiết kế để hỗ trợ giúp bạn cải thiện bài viết.Dưới đây là một số công cụ hữu ích:
  • Power Thesaurus: Đây là một công cụ hữu ích trong việc cung cấp cho người dùng rất nhiều lựa chọn từ để thay thế cho các từ trùng lặp trong bài viết.
  • ZenPen: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung hãy tìm đến công cụ này. Nó sẽ tạo ra cho bạn một “writing zone” tối giản được thiết kế để giúp bạn thoải mái viết mà không cần định dạng hay chỉnh sửa ngay lặp tức.
  • Cliché Finder: Nếu bạn đang cảm thấy bài viết của mình trở nên nhảm hay gặp các vấn đề khó khăn trong việc viết bài. Công cụ này sẽ hỗ trợ bạn.
Tuy nhiên để có được một bài viết hoàn chỉnh, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết blog thông qua 5 bước sau:

#1: Lập kế hoạch cho bài đăng trên blog của bạn

Toàn bộ quá trình viết blog của bạn thường mất một vài tiếng đồng hồ. Ngay cả khi bạn có thể gõ 80 từ/phút và kĩ năng viết của bạn khá tốt. Và từ khi có được ý tưởng bài viết cho đến lúc hoàn thành, bạn thường mất khoảng vài ngày thậm chí là một tuần để viết một bài post hoàn chỉnh.
Tuy nhiên để có thể thiết kế một bài viết blog giá trị và sử dụng thời gian hiệu quả thì bạn cần lập kế hoạch cho bài viết của mình. Hơn thế nữa bạn cần phải suy nghĩ về tính ứng dụng của bài viết khi nó được publish (xuất bản).
Trước khi bắt tay vào gõ những dòng chữ đầu tiên của bài viết blog thì bạn phải chắc chắn rằng mọi thứ đã sẵn sàng. Nhiều blogger thường bỏ qua bước lập kế hoạch này.Điều này thật sự không tốt. Vì chẳng ai muốn vừa viết lại phải vừa suy nghĩ xem tiếp theo mình phải viết những phần nào hay phải liên tục chỉnh sửa nội dung bài viết.
Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Không những thế nó còn tạo cho bạn thói quen tốt khi viết blog.
Các bước lập kế hoạch cho một bài viết blog bao gồm:
  • Chọn một chủ đề mà bạn quan tâm
Có một câu châm ngôn rằng: “No fun for the writer, no fun for the reader.” Có nghĩa là nếu chính bạn cũng không hứng thú với điều mà bạn viết thì đừng hy vọng người đọc sẽ hứng thú với nó. Nếu là một blogger chân chính bạn cần sống chết với câu nói này.

Chọn chủ đề blog thực sự quan tâm và thu hút

Trước khi bạn bắt tay vào làm mọi thứ thì bạn cần chắc chắn về chủ đề mà bạn đang quan tâm. Tôi muốn nói với bạn rằng: Không có gì có thể giết chết một bài viết hiệu quả hơn là từ sự thiếu nhiệt tình của chính người viết. Nếu một nhà văn thật sự cảm thấy nhàm chán với chủ đề mà họ đang viết, điều đó vô cùng đáng sợ.
Và nếu tôi không đam mê về lĩnh vực SEO Marketing, chắc có lẽ tôi sẽ không viết ra được nhiều bài viết đến vậy. Và chắc chắn bài viết này của tôi cũng sẽ không thể níu chân được bạn.
Nếu bảo tôi ngồi viết blog về các lĩnh vực khó nhằn như tài chính, thủ tục pháp lí, … chắc tôi chẳng thể “vắt não” ra được chữ nào. Mà nếu có viết ra được thì chắc bạn cũng chẳng hào hứng với những bài viết đó. Đơn giản bởi tôi không có đam mê với nó.
Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của một blogger chuyên nghiệp là khả năng viết tốt về bất kỳ chủ đềnào. Cho dù nó có khô khan như thế nào đi nữa. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào một chủ đề nhất định và thật sự yêu thích nó thì việc viết blog của bạn sẽ thành công hơn.
Viết blog không khó như bạn nghĩ. Nhưng hãy chấp nhận rằng không phải bất cứ bài đăng nào của bạn cũng được mọi người hưởng ứng. Có thể một số bài đăng sẽ không nhận được nhiều lượt tương tác từ khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể kiểm soát chúng thì mọi việc sẽ ổn.
Hãy nhớ rằng bạn càng hào hứng với chủ đề của mình thì độc giả sẽ càng phấn khích hơn khi đọc nó.
  • Lập dàn ý cho bài viết của bạn
Bài viết trên blog không thể hoàn thành nếu thiếu dàn ý. Ngay cả những blogger giỏi nhất họ cũng cần đến những ý tưởng sơ bộ để bài viết đi đúng hướng.
Một dàn ý không cần dài và chi tiết. Nó chỉ là một hướng dẫn sơ bộ để đảm bảo bạn không viết blog lan man.Tóm lại, mục đích của việc phác thảo bài viết là để:
  • Đảm bảo bạn biết những gì bạn sẽ trình bày?
  • các phần sẽ xuất hiện theo thứ tự như thế nào?
  • Mỗi phần bao gồm những mục nào?
Dàn ý sẽ giúp bạn tập trung vào chủ đề bài viết mà không suy nghĩ lan man đến những ý tưởng khác.
Đôi khi bạn cũng có thể lập dàn ý chi tiết hơn những gì tôi chia sẻ với bạn. Tùy thuộc vào bạn cảm thấy nó cần thiết hay không.
  • Tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu
Một bí mật lớn nhất mà các blogger chuyên nghiệp không muốn bạn biết. Đó là họ thật sự không biết tất cả mọi thứ như bạn nghĩ. Sự thật mà nói, đôi khi bạn còn chẳng biết thông tin gì về chủ đề mà bạn định viết.
Tuy nhiên điều này hoàn toàn bình thường.
Việc chọn một chủ đề khó sẽ kích thích bạn tìm hiểu chúng. Nếu bạn viết blog để kiếm sống thì bạn thường xuyên phải viết những chủ đề mà bạn không hề biết gì về nó. Nhưng để có được kết quả tốt, bạn bắt buộc phải tìm hiểu và nghiên cứu nó rất kĩ trước khi bắt tay vào làm việc.
Nếu bạn cần một bên thứ ba để lấy những thông tin cơ bản cho content của mình. Hãy chọn các nguồn đáng tin cậy.
Các hiệp hội, các trang web của chính phủ, các tài liệu nghiên cứu được trích dẫn nhiều, và các chuyên gia trong cùng lĩnh vực, … là những ví dụ về nguồn thông tin bạn cần tìm.Tuy nhiên, không ai đúng hoàn toàn. Vì vậy hãy tiếp cận thông tin với sự hoài nghi của một nhà báo. Hãy đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ đến khi bạn chắc chắn rằng những thông tin mình có được là chính xác.
  • Kiểm tra độ chính xác của bài viết
Mọi người đều có sai lầm. Tuy nhiên bạn cần phải hạn chế nó cũng như có hướng giải quyết hợp lí nếu điều đó xảy ra.
Nếu bạn là người mới bắt đầu viết blog hay thậm chí bạn đã sở hữu một blog với hàng triệu độc giả trung thành. Việc bạn trích dẫn những thông tin không chính xác sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến uy tín và việc kinh doanh của bạn.
Trong trường hợp bạn phạm sai lầm về việc đưa thông tin sai lệch. Hãy ngay lập tức chứng minh và cho ra các bài blog chỉnh sửa. Hãy trung thực, có trách nhiệm với những sai lầm của bản thân. Giải quyết nó càng nhanh chóng sẽ càng làm giảm thiệt hại cho bạn.

#2: Tạo tiêu đề vừa mang tính thông tin vừa thu hút sự chú ý của độc giả

Ở đây có 2 luồng suy nghĩ khác nhau khi tạo tiêu đề cho blog.
Có một số người cho rằng: Nên viết các tiêu đề càng cụ thể càng tốt. Điều này nhằm tránh gây hiểu lầm cho độc giả. Hơn thế nữa có thể đánh trúng những mong muốn của họ.
Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng: Bạn nên tạo lập những tiêu đề trừu tượng để gây sự tò mò cho độc giả. Tôi không phủ nhận cách này cũng hiệu quả không kém. Nhưng nó chỉ thích hợp cho những blogger chuyên nghiệp. Bạn chỉ nên chọn những tiêu đề cụ thể để thu hút người đọc.Có 2 cách để viết tiêu đề cho bài viết.
  • Quyết định tiêu đề ngay khi lập dàn ý cho bài viết. Sau đó hướng theo tiêu đề này trong toàn bộ bài viết.
  • Hoàn thành xong bài viết, sau đó hãy lựa chọn một tiêu đề phù hợp.
Cá nhân tôi không tuân theo một quy tắc cứng nhắc nào để chọn tiêu đề cả. Đôi khi tôi chọn một tiêu đề ấn tượng ngay từ đầu và hướng theo nó trong suốt bài viết. Nhưng cũng có lúc tôi sẽ làm điều ngược lại với các bài viết blog khác của mình.
Hiện nay có nhiều website sử dụng clickbait headlines (tiêu đề “mồi nhử”) để lôi kéo sự chú ý của độc giả. Tuy nhiên kỹ thuật này thật sự không hiệu quả. Cá nhân tôi rất hiếm khi đọc những bài viết blog như vậy. Có lẽ vì tôi hiểu được giá trị thật sự của những bài viết đó.
Thật may mắn là ngày càng ít người sử dụng kĩ thuật này.Viết tiêu đề cho các bài đăng trên blog cũng là một nghệ thuật. Để có được những tiêu đề hấp dẫn thì tôi khuyên bạn nên tìm hiểu những gì phù hợp nhất với độc giả của mình.
Nếu đa số độc giả của bạn muốn tìm hiểu về các trường hợp cụ thể hay cách xử lí một số dụng cụ chẳng hạn. Hãy làm cho chúng xuất hiện trên tiêu đề của bạn.
Tuy nhiên đừng quá chăm chăm làm điều gì đó chỉ vì một vài người nào đó và không gây ấn tượng.

#3: Viết bản nháp đầu tiên cho blog của bạn

Sau khi nghiên cứu về chủ đề bài viết, lập dàn ý và tạo một tiêu đề. Bây giờ bạn đã sẵn sàng để viết content cho blog của mình.
Tương tự như tiêu đề, có 2 cách chính để viết một bài đăng trên blog.Bạn có thể ngồi xuống và viết toàn bộ bài viết của mình trong một lần. Tuy nhiên sẽ không có vấn đề gì  nếu bạn viết mỗi ngày một ít.
Không có câu trả lời đúng sai ở đây. Bạn chỉ cần chọn cách viết blog hay mà bạn cho là phù hợp nhất.
Tuy nhiên tôi vẫn khuyên bạn viết càng nhiều trong một lần viết càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung vào chủ đề hơn. Đồng thời hạn chế việc bạn quên những chi tiết quan trọng. Nó còn cho phép bạn chỉnh sửa những lỗi sai nhanh hơn.
Ngay cả khi bạn làm việc hiệu quả hơn bằng cách mỗi ngày viết một ít. Hãy cố gắng viết nhiều nhất có thể trong mỗi lần. Nếu bạn làm càng nhiều lần thì bạn phải đọc đi, đọc lại các phần trước đó và cố gắng để theo được mạch bài viết blog. Hơn thế nữa, có thể bạn cứ cố gắng thêm một câu ở đây, một từ ở kia sẽ khiến cho blog của bạn lủng củng, lạc đề.
Giống như hầu hết các kĩ năng khác, kĩ năng viết cũng sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn khi bạn làm điều đó thường xuyên.
Khi mới bắt đầu, bạn có thể thấy rằng mình phải mất rất lâu khoảng một tuần hoặc hơn để viết một bài post. Nhưng thực tế bạn có thể hoàn thành chúng trong vài giờ.
Lưu ý: Có rất nhiều người thường dành thời gian quá nhiều cho phần giới thiệu. Một chiến lược tuyệt vời là bạn hãy viết phần này sau cùng. Hãy tập trung vào phần nội dung chính của bài viết thay vì phần giới thiệu.

#4: Sử dụng hình ảnh để nâng cao giá trị bài viết của bạn

Viết content cho website hoàn toàn khác với viết các bài cho in ấn. Thông thường, mọi người sẽ không có thời gian, ý chí hay khả năng tập trung vào các bài đăng dài mà không có một chút kích thích thị giác.

Nâng cao hiệu quả bài viết Blog bằng hình ảnh

Ngay cả khi bài post của bạn được định dạng tốt. Nhưng nếu chúng chỉ bao gồm chữ và chữ sẽ khiến người đọc chán nản ngay lập tức. Vì vậy việc đưa hình ảnh vào bài viết là vô cùng quan trọng.
  • Hình ảnh giúp các bài post của bạn giá trị hơn
Một trong những lí do quan trọng nhất để đưa hình ảnh vào các bài đăng trên blog của bạn là để chia nhỏ văn bản.Một bài đăng có hình ảnh minh họa xen kẽ trong suốt văn bản sẽ trông đẹp mắt và thu hút hơn rất nhiều.
  • Hình ảnh là điểm nhấn tuyệt vời
Việc lựa chọn những hình ảnh phù hợp có thể giúp làm sáng tông màu cho bài post của bạn.Những hình ảnh vui nhộn còn khiến người đọc cảm thấy dễ chịu hơn. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu bạn đang viết blog về một chủ đề khô khan hay nhàm chán.
  • Hình ảnh làm cho mọi thứ dễ hiểu hơn
Bạn hãy nhớ rằng những chủ đề liên quan đến kĩ thuật và một số chủ đề chuyên môn khác là những chủ đề khó tiếp cận nhất đối với người mới. Đó là lí do tại sao hình ảnh là một phần thiết yếu trong bộ công cụ viết blog của bạn nếu bạn muốn mở rộng đối tượng độc giả của mình.
Sơ đồ, biểu đồ, infographics, bảng có thể giúp người đọc của bạn hiểu các chủ đề trừu tượng hoặc phức tạp. Và nắm bắt được những điểm mà bạn đang cố gắng hướng tới.

#5: Chỉnh sửa bài viết trên blog của bạn

Viết một bài post trên blog đã khó còn việc chỉnh sửa chúng lại càng khó hơn. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉnh sửa bài viết blog chỉ đơn giản là chỉnh sửa các lỗi từ vựng, ngữ pháp cơ bản.
Mặc dù cấu trúc câu và ngữ pháp khá quan trọng. Nhưng việc chỉnh sửa không đơn giản như vậy. Bạn cần xem lại tổng thể bài viết. Đôi khi bạn phải sẵn sàng xóa đi các đoạn văn mà bạn phải mất hàng giờ để viết chúng trước đó. Điều đó làm cho bài viết mạch lạc và có nhiều sự liên hệ với nhau hơn.Tôi sẽ không nói về việc kiểm tra chính tả và ngữ pháp.
Chúng khá dễ dàng đối với bạn. Tuy nhiên tôi sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo tự chỉnh sửa để thắt chặt văn bản, làm chúng liên kết, mạch lạc hơn. Tất cả những điều này sẽ giúp các bài post tiếp cận gần hơn với độc giả.

Chỉnh sửa hoàn thiện bài viết blog

  • Tránh lặp lại
Việc lặp lại một số từ hoặc cụm từ nhất định sẽ gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Sau khi hoàn thành bản nháp đầu tiên của bài viết. Hãy đọc qua, kiểm tra và dùng các từ thay thế để tránh việc lặp từ.
Bonus: Mỗi nhà văn đều có một hoặc một số từ “crutch”. (từ hay cụm từ được dùng dù bản thân nó không có ý nghĩa gì trong câu). Dù họ có cẩn thận đến đâu thì cũng không tránh khỏi việc này. Hãy xác định từ “crutch” của bạn là gì, kiểm soát để nó không xuất hiện thường xuyên trong bài viết.
  • Đọc to bài viết để kiểm tra
Đây là một mẹo được nhiều nhà văn sử dụng. Nếu một tác phẩm đọc thành tiếng một cách vụng về, nó có thể sẽ lúng túng trong tâm trí người đọc của bạn.
Điều này có vẻ hơi lạ. Nhưng buộc bản thân bạn phải đọc to bài đăng của mình để kiểm tra các từ không liền mạch, dài dòng.
  • Nhờ người khác đọc bài viết của bạn
Điều này rất quan trọng và cần thiết cho các blogger chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhờ một người bạn hoặc đồng nghiệp của bạn kiểm tra lại bài viết. Đó không phải là sự thừa nhận điểm yếu hay dấu hiệu của sự thất bại. Đó chính là cách để làm cho blog của bạn hoàn thiện nhất có thể.
Tốt nhất, hãy nhờ một người có kinh nghiệm chỉnh sửa để đọc bài viết của bạn. Ngoài ra họ còn giúp bạn kiểm tra các lỗi chính tả, ngữ pháp. Bạn hãy lắng nghe suy nghĩ của họ về sự mạch lạc liên kết của bài viết.
  • Thông tin bài viết của bạn có giá trị không?
  • Các chủ đề gây tranh cãi trong bài viết của bạn như thế nào?
  • Liệu tác phẩm có khiến người đọc suy nghĩ hoặc thay đổi suy nghĩ về vấn đề nào đó?
  • Lời khuyên của bạn có giá trị không?”
Đây là những câu hỏi mà người giúp bạn đọc bài viết blog có thể trả lời.
  • Giữ câu ngắn và đoạn văn ngắn hơn
Không có gì khiến người đọc khó chịu bằng những bức tường văn bản khổng lồ. Đó là một lỗi khá phổ biến đối với các blogger thiếu kinh nghiệm và thiếu chuyên nghiệp. Lỗi này bạn có thể bắt gặp khá thường xuyên ở những bài văn trên blog.
Các câu càng ngắn càng tốt vì chúng giúp độc giả dễ theo dõi hơn.
Các đoạn văn cũng nên được viết ngắn và mạch lạc. Đoạn văn càng ngắn độc giả của bạn càng có xu hướng tiếp tục đọc. Có thể các quy tắc cấu trúc đoạn văn của bạn bị thay đổi một chút. Nhưng hãy cố gắng viết những đoạn văn ngắn thể hiện một ý nào đó.
Chẳng hạn như trường hợp của tôi. Đa phần một câu của tôi tối đa 20 chữ. Một đoạn không quá 3 câu, nhằm tránh cho bài viết chi chít chữ. Điều này dễ làm rối mắt người đọc.
  • Chấp nhận bài blog của bạn sẽ không bao giờ hoàn hảo
Không có thứ gì gọi là một bài viết hoàn hảo. Bạn càng sớm hiểu được điều này thì càng tốt.

Chỉnh sửa hoàn thiện bài viết blog thường xuyên

Tôi không ủng hộ việc viết những bài post cẩu thả. Tôi cũng không nói rằng bạn ngưng để tâm đến các chi tiết nhỏ. Tuy nhiên những bài đăng mà bạn cho là tốt nhất thì chúng vẫn có thể tốt hơn theo thời gian.
Hãy làm cho mỗi bài viết của bạn tốt nhất có thể. Học hỏi kinh nghiệm và sau đó tiếp tục cố gắng.
  • Đừng sợ việc cắt giảm bài viết
Có thể sau khi hoàn thành một bài viết và đọc lại để chỉnh sửa. Bạn nhận ra rằng một số câu hay một số đoạn trong bài viết trở nên dư thừa cũng như không mang lại giá trị gì.
Đừng ngần ngại hãy xóa chúng đi khỏi bài viết của bạn. Trừ khi có một thông tin nào đó quan trọng phải bao gồm trong bài viết theo yêu cầu của cấp trên hay khách hàng. Còn không bạn có quyền xóa chúng đi nếu thấy chúng không hợp lí.

9) Chỉnh sửa bài post và format

Chỉnh sửa là một phần quan trọng không thể bỏ qua khi viết blog. Bạn có thể nhờ những người đồng nghiệp tin cậy đọc bài viết và cho bạn nhận xét trước khi đăng.
Ngoài ra bạn cũng có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các công cụ như The Ultimate Editing Checklist, Grammar checker hay Grammarly, …
Chọn một hình ảnh được tối ưu tốt và phù hợp sẽ khiến bài viết của bạn thu hút hơn.
Hiện nay khi các kênh trên mạng xã hội xử lí content với hình ảnh phát triển hơn. Hình ảnh giờ đây có giá trị vô cùng lớn đối với sự thành công của nội dung blog của bạn.
Trên thực tế người ta đã chứng minh rằng: Bài viết có chứa các hình ảnh liên quan sẽ thu hút được nhiều lượt xem hơn 94% so với bài viết không có hình ảnh.

Định dạng blog thu hút

Không ai thích một bài viết được trình bày sơ sài xấu xí. Để có một bài viết thu hút thì ngoài hình ảnh đẹp bạn còn cần định dạng và sắp xếp thông tin sao cho hợp lí bắt mắt.
Với một bài đăng trên blog được định dạng thu hút, bạn sẽ thấy rằng các tiêu đề chính và phụ được sử dụng để phá vỡ các khối văn bản lớn. Các tiêu đề cần được thiết kế một cách nhất quán và đẹp mắt. Nếu không bài viết của bạn sẽ trở nên lê thê và nhàm chán cho người đọc đấy.
Hơn nữa các ảnh chụp màn hình luôn phải có đường viền. Điều này giúp chúng không xuất hiện một các trôi nổi trên bài viết.
Duy trì tính nhất quán sẽ làm cho content của bạn trông chuyên nghiệp cũng như dễ nhìn hơn.

Chủ đề/Tags

Các tags là các từ khóa cụ thể, công khai mô tả một bài post. Nó cho phép người đọc biết thêm nội dung trong cùng một chủ đề trên blog của bạn.
Hãy chọn các tags là chủ đề hoặc danh mục. Chọn từ 10 đến 20 tags đại diện cho tất cả chủ đề chính bạn muốn đưa vào blog của mình.

10) Chèn call-to-action (CTA: lời kêu gọi hành động) vào cuối bài viết

Ở cuối mỗi bài đăng trên blog, bạn nên có các lời kêu gọi hành động để cho biết bạn muốn người đọc làm gì tiếp theo. Ví dụ như: subscribe blog của bạn, tải ebook, đăng kí các hội thảo trên web hoặc sự kiện, đọc một số bài viết liên quan, …Nếu các khách hàng nhấp vào CTA trên blog của bạn, bạn đang tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho website của mình.
Bên cạnh đó CTA cũng là một tài nguyên quý giá cho người đọc về nội dung của bạn. Họ sử dụng CTA để xem thêm nhiều nội dung tương tự như chủ đề bài post mà họ vừa đọc xong.Và bài viết này của tôi cũng có CTA. Xem hình ảnh bên dưới:

Bài viết cần có CTA để thêm hiệu quả

11) Tối ưu hóa SEO cho trang.

Sau khi bạn viết blog xong, hãy quay lại và tối ưu hóa bài viết của mình.  Hãy giúp nó dễ dàng được tìm kiếm trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm.
Bạn đừng quá chú trọng và số lượng từ khóa trên bài viết. Nếu có cơ hội bạn hãy kết hợp các từ khóa mục tiêu vào bài viết nếu như nó không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người đọc.
Nếu có thể bạn hãy làm cho URL của mình ngắn hơn và gần hơn với các từ khóa.Tuy nhiên bạn không nên nhồi nhét từ khóa hay làm cho mật độ từ khóa dày đặc. Google thông minh hơn bạn nghĩ đấy.

Meta Description tag.

Meta Description là các mô tả bên dưới tiêu đề của bài đăng trên các trang kết quả tìm kiếm của Google. Nó cung cấp cho người tìm kiếm những tóm tắt ngắn về bài viết trước khi họ nhấp vào nó.
Chúng sẽ thật sự lí tưởng khi có độ dài khoảng 150 đến 160 kí tự và bắt đầu bằng cách sử dụng một động từ. (chẳng hạn như “tìm hiểu”, “đọc”, “khám phá”.Mặc dù các Meta Description không còn ảnh hưởng đến các thuật toán xếp hạng từ khóa của Google. Nhưng chúng sẽ cung cấp cho người tìm kiếm một bản tóm tắt về những gì họ sẽ nhận được sau khi đọc bài viết blog.
Hơn thế nữa, nó sẽ giúp website của bạn tăng số lượt truy cập đáng kể.

Tiêu đề và heading của page

Hầu hết các phần mềm viết blog đều sử dụng tiêu đề bài viết của bạn làm tiêu đề trang. Đây là yếu tố seo quan trọng nhất trên trang.
Một tiêu đề tốt sẽ bao gồm các từ khóa, cụm từ mà đối tượng mục tiêu của bạn quan tâm. Đừng quá phức tạp tiêu đề bằng cách cố gắng áp các từ khóa một cách thiếu tự nhiên.
Ngoài ra, hãy cố gắng làm cho tiêu đề ngắn khoảng dưới 65 kí tự. Điều này giúp chúng không bị cắt trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

Anchor Text

Anchor Text là từ hoặc liên kết đến một trang web khác trên website của bạn. Hãy chọn cẩn thận những từ khóa bạn muốn liên kết đến các trang khác trên bài viết. Các công cụ tìm kiếm sẽ cân nhắc điều đó khi xếp hạng website của bạn.
Một điều nữa là phải xem xét những trang bạn muốn liên kết đến có xếp hạng cao đối với từ khóa đó hay không.

Mobile Optimization

Với tình hình sử dụng các thiết bị di động ngày càng phổ biến như hiện này. Việc một trang web đáp ứng hoặc thiết kế sao cho phù hợp với các thiết bị di động ngày càng trở nên quan trọng.
Ngoài việc đảm bảo khách hàng truy cập vào blog của bạn có những trải nghiệm tốt nhất. Việc tối ưu hóa cho thiết bị di động sẽ ghi điểm cho trang web của bạn với các công cụ tìm kiếm.
Quay trở lại năm 2015, Google đã thực hiện một thay đổi đối với thuật toán xử phạt các website không được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Trong tháng 5 năm 2016, Google đã tung ra phiên bản thứ hai cập nhật các thuật toán thân thiện với thiết bị di động. Điều này  khiến các webmaster nhanh chóng tối ưu website của họ.

12) Chọn một tiêu đề hấp dẫn

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là việc làm nổi bật bài viết của bạn. May mắn thay tôi có một công thức đơn giản để viết tiêu đề hấp dẫn. Nó sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của độc giả. Đây là những gì bạn cần xem xét:
  • Bắt đầu với title phù hợp.
  • Khi bạn bắt đầu với việc chỉnh sửa tiêu đề của mình. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là giữ cho tiêu đề chính xác và rõ ràng.
  • Sau đó làm cho tiêu đề của bạn trở nên thu hút
  • Nếu có thể hãy tối ưu hóa seo bằng cách thêm một số từ khóa vào tiêu đề sao cho tự nhiên nhất.
  • Cuối cùng, xem xét việc rút ngắn tiêu đề. Không có người nào lại thích một tiêu đề dài ngoằn cả. Hãy nhớ rằng Google chỉ thích tiêu đề từ 65 kí tự trở xuống. Nếu không nó sẽ bị cắt bớt trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn đã thành thạo các bước trên. Hãy tìm hiểu thêm một số cách viết blog hayhướng dẫn viết blog sao cho chuyên nghiệp. Hãy thêm các ví dụ thực tế vào bài viết blog của bạn. Điều này sẽ tăng sự thu hút đối với người dùng.
Bạn vừa tìm hiểu đầy đủ 12 bước trong cách viết blog hiệu quả, vậy thì viết blog ở đâu bây giờ? Cùng khám phá 11 trang web tạo blog tốt nhất 2019!

Viết Blog ở đâu?

  1. Blogger.com
  2. WordPress
  3. Tumblr
  4. Drupal
  5. Quora
  6. Medium
  7. Serendipity
  8. Ghost
  9. Sett
  10. Subrion
  11. Weebly
Bài viết này của tôi có hữu ích với các bạn không? Bạn có tips nào để chỉ cách viết blog hay không? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết liên quan sau :
Thông tin liên hệ :
LINE MEDIA ĐƠN VỊ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ MARKETING HÀNG ĐẦU:

Địachỉ: Số 8A/ngõ 444/Hoàng Hoa Thám - Quận Tây Hồ - Hà Nội. 
SĐT:  0925559394 or 0984272673
Web:
Mail:
nvtagency@gmail.com
linemedia.vn@gmail.com 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét